Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Nhật bình tĩnh "giăng lưới" đợi Trung Quốc tại Senkaku
Ngày 12-09 vừa qua, tờ Sankei Shimbun đã đưa ra dự đoán kịch bản cuộc chiến tranh chấp Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời còn xây dựng một kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh cho lực lượng tự vệ Nhật Bản.

 


Sankei Shimbun cho rằng, để đối phó với biện pháp “Quốc hữu hóa” quần đảo Senkaku của chính phủ Nhật Bản, ngày 8 và 9 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã liên tiếp điều máy bay ném bom H-6K và máy bay trinh sát không người lái ra quần thảo ở khu vực Senkaku và các đảo của Nhật Bản, bộc lộ rõ ý đồ tranh đoạt Senkaku và tiến quân ra Thái Bình Dương.

 

Để ngăn chặn mưu đồ này, lực lượng tự vệ Nhật Bản cần luôn cảnh giác, nâng cao khả năng phản ứng nhanh, đồng thời phải nâng cao năng lực phòng thủ khu vực cụm đảo phía tây nam. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên biển cần nhanh chóng xây dựng một chiến lược dài hơi, tăng cường binh lực, nâng cao số lượng và năng lực tuần tra, giám sát của lực lượng tàu tuần tiễu.

 

Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu tăng cường máy bay không người lái cho hoạt động tuần tiễu và giám sát Senkaku. Việc Trung Quốc đồng loạt triển khai máy bay ném bom H-6, máy bay không người lái và các tàu chiến tiến vào luồng đường quốc tế nằm giữa Okinawa và đảo Miyako dường như là sự chuẩn bị cho một kịch bản quân sự. Trong đó, đánh chiếm đảo Miyako là bước đầu tiên, mở đột phá khẩu, khống chế cửa ngõ Thái Bình Dương. 

 


Tàu đổ bộ tấn công DDH-183 Izumo thuộc lớp 22DDH của Nhật

 

Vì vậy, một số quan chức quốc phòng Nhật cho rằng, nếu cứ tiếp tục bàng quan, không có những biện pháp quyết liệt, kế hoạch này của Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực, bành trướng thế lực không thể kiểm soát nổi. Vì vậy, Nhật cần nâng cao năng lực giám sát trên biển, khống chế tòa bộ những “hành động khiêu khích” này.

 

Biện pháp có hiệu quả cao nhất trong nâng cao hiệu quả giám sát biển là sử dụng máy bay không người lái. Nhật đã xây dựng kế hoạch đến năm 2015 sẽ triển khai các máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Loại UAV này có khả năng kiểm soát một phạm vi rất rộng trong thời gian dài, khả năng trinh sát, thu thập thông tin tình báo rất mạnh.

 

Đối với Nhật Bản, đối tượng trinh sát trọng điểm là lực lượng tàu “Hải cảnh” của Cục cảnh sát biển Trung Quốc. Cần nhanh chóng nâng cao số lượng và chất lượng các “mắt thần” giám sát biển, đảm bảo các tàu Trung Quốc có bất cứ động thái nào cũng bị phát hiện ngay lập tức. Vì vậy, trước năm 2015, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản sẽ hoàn tất việc triển khai 13 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E2C. Đồng thời, lực lượng tự vệ trên biển cũng hoàn thành việc trang bị các UAV trên tàu mặt nước. 

 


Nhật đã đặt mua máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ

 

Ngoài ra, để ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc tiến nhập vào khu vực quần đảo Senkaku, Nhật cũng phải củng cố năng lực trinh sát và tác chiến chống ngầm. Đồng thời với việc kéo dài thời hạn sử dụng máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, họ cũng đã triển khai nâng cấp các thiết bị trinh sát và tác chiến chống ngầm trên tàu mặt nước và tàu ngầm.

 

Bài viết nhận định, nếu Trung Quốc triển khai hoạt động tranh đoạt đảo, Nhật và Trung Quốc sẽ bước vào một hình thái tác chiến đan xen hết sức phức tạp là: “tấn công đánh chiếm, phản công tái chiếm và phòng thủ đảo”, trong đó Nhật Bản có thể đóng cả 2 vai trò chủ động và bị động. Vì vậy, họ cần nâng cao cả năng lực phòng thủ đảo và khả năng đổ bộ tấn công nhanh.

 

Là lực lượng chủ yếu trong hình thái tác chiến này, trong năm 2014, lực lượng tự vệ trên đất liền của Nhật sẽ hoàn tất xây dựng “Lực lượng tác chiến lưỡng thê”, có đầy đủ 2 chức năng đánh thủy và đánh bộ làm nòng cốt, phối hợp với các lực lượng khác trong nhiệm vụ phòng thủ đảo. Lực lượng này sẽ được trang bị nòng cốt là các xe đổ bộ thiết giáp lưỡng thê AAV7, có khả năng đổ bộ tấn công rất mạnh. 

 


Xe đổ bộ thiết giáp lưỡng thê AAV7

 

Ngoài ra, họ còn triển khai trang bị các loại xe thiết giáp chỉ huy thông tin, thiết giáp đột kích… Đến nay, lực lượng tự vệ trên đất liền đã hoàn tất triển khai 6 xe AAV7, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ tối thiểu. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên đất liền cũng đã xây dựng kế hoạch hợp đồng với các lực lượng khác, đảm bảo luôn ở trạng thái sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.

 

Hiện nay, lực lượng tác chiến đổ bộ tấn công của Nhật được coi là rất mạnh với các tàu sân bay trực thăng DDH-181 Hyuga, tàu đổ bộ lớp Osumi, tàu phục vụ đổ bộ lớp I-Go, tàu đổ bộ lớp Yura. Đặc biệt là tàu đổ bộ tấn công DDH-183 Izumo mới được hạ thủy đầu tháng 8 vừa qua, có khả năng mang theo 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 và máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey. Hiện Nhật tiếp tục triển khai đóng chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu này. 

 


Các loại vũ khí Nhật chuẩn bị để "đón tiếp" Trung Quốc ở Senkaku

 

Trong bài viết của mình, Sankei Shimbun còn cho biết, lực lượng tác chiến đổ bộ của Nhật còn có kế hoạch triển khai máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ. Đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, Nhật đã rút ngắn thời gian chuẩn bị từ triển khai đến thực chiến của Osprey và Global Hawk, hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong công tác huấn luyện và diễn tập thực chiến.

 

Đồng thời, để ngăn chặn chiến hạm của hải quân Trung Quốc tiếp cận, rất có thể lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ nghiên cứu phát triển một loại “tên lửa đạn đạo” chống hạm có khả năng hủy diệt các tàu đổ bộ hàng vạn tấn, thậm chí là tàu sân bay. Tuy chưa rõ nó có được hoạch định trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ” sửa đổi vào cuối năm nay hay không, nhưng khả năng được đưa vào là rất cao.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Lý do gì khiến Trung Quốc “cưng chiều” Campuchia? (13-09-2013)
    Mỹ có cần quá lo lắng về Trung Quốc? (12-09-2013)
    Nhật có thể đưa người lên đảo tranh chấp với Trung Quốc (12-09-2013)
    Campuchia: Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc về Trung Quốc (11-09-2013)
    Philippines kêu gọi hải quân ASEAN bảo vệ biển đảo (11-09-2013)
    Trung Quốc điều đội tàu hùng hậu ra quần đảo tranh chấp với Nhật (11-09-2013)
    Báo Nhật: Thế giới đang chú ý Syria mà quên Biển Đông (09-09-2013)
    ‘Kết thân’ASEAN – Nhật Bản dùng ‘đòn ngăn chặn mềm’ với Trung Quốc (09-09-2013)
    Lính Mỹ tới Biển Đông và bắt tay gượng với Trung Quốc (06-09-2013)
    Báo Ấn Độ nói về quan hệ quân sự Việt - Ấn trước "mối đe dọa TQ" (06-09-2013)
    Trung Quốc sẽ chiếm một vài bãi cạn ở Biển Đông trước khi đàm phán COC (05-09-2013)
    Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Thái Bình Dương (05-09-2013)
    Mỹ 'xoay trục' về Đông Nam Á, chặn yết hầu trên biển (04-09-2013)
    Trung Quốc dùng cách thôn tính Đá Vành Khăn để chiếm Scarborough (04-09-2013)
    Philippines: Duy trì đường lưỡi bò là bóp chết UNCLOS ở Biển Đông (04-09-2013)
    Mỹ đặt thêm chốt gác xung quanh Trung Quốc (03-09-2013)
    Điều gì sẽ đến nếu Syria bị Mỹ tấn công? (03-09-2013)
    Philippines: Trung Quốc có "một số hành động xâm phạm mới” trên Biển Đông (03-09-2013)
    Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên (02-09-2013)
    Trung Quốc phát triển sức mạnh QS chiếm thế thượng phong cường quốc (02-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760335.